Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 113
Tháng 04 : 165
Năm 2024 : 702
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Dạy học theo chủ đề

 

I.Thế nào là dạy học theo chủ đề?

Dạy học theo chủ đề  là hình thức tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề,… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.

Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ (xây dựng) kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.

Dạy học theo chủ đề là một mô hình mới cho hoạt động lớp học thay thế cho lớp học truyền thống (với đặc trưng là những bài học ngắn, cô lập, những hoạt động lớp học mà giáo viên giữ vai trò trung tâm) bằng việc chú trọng những nội dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với trung tâm tập trung vào học sinh  nội dung tích hợp 

                    II. Ưu thế của dạy học chủ đề so với dạy học theo cách tiếp cận truyền thống hiện nay.

1- Các nhiệm vụ học tập được giao, học sinh quyết định chiến lươc học tập với sự chủ động hỗ trợ, hợp tác của giáo viên (Học sinh là trung tâm). Với mô hình này, học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau. Các em thu thập thông tin từ nhiều nguồn kiến thức.Việc học của học sinh thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn luyện được nhiêu kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống. Học sinh cũng được tạo điều kiện minh họa kiến thức mình vừa nhận được và đánh giá mình học được bao nhiêu và giao tiếp tốt như thế nào.Với cách tiếp cận này, vai trò của giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ bảo thay vì quản lý trực tiếp học sinh làm việc.

2- Hướng tới các mục tiêu: chiếm lĩnh nội dung kiến thức khoa học, hiểu biết tiến trình khoa học và rèn luyện các kĩ năng tiến trình khoa học như: quan sát, thu thập thông tin, dữ liệu; xử lý (so sánh, sắp xếp, phân loại, liên hệ…thông tin); suy luận, áp dụng thực tiễn.

3- Dạy theo một chủ đề thống nhất được tổ chức lại theo hướng tích hợp từ một phần trong chương trình học.

4- Kiến thức thu được là các khái niệm trong một mối liên hệ mạng lưới với nhau.

 5- Trình độ nhận thức có thể đạt được ở mức độ cao: Phân tích, tổng hợp, đánh giá.

 6- Kết thúc một chủ đề học sinh có một tổng thể kiến thức mới, tinh giản, chặt chẽ và khác với nội dung trong sách giáo khoa.

 7- Kiến thức gần gũi với thức tiễn mà học sinh đang sống hơn do yêu cầu cập nhật thông tin khi thực hiện chủ đề.

8- Hiểu biết có được sau khi kết thúc chủ đề thường vượt ra ngoài khuôn khổ nội dung cần học do quá trình tìm kiếm, xử lý thông tin ngoài nguồn tài liệu chính thức của học sinh.

9- Có thề hướng tới, bồi dưỡng các kĩ năng làm việc với thông tin, giao tiếp, ngôn ngữ, hợp tác.

III.Cách xây dựng và dạy học chủ đề môn Ngữ văn

 

$1. Xây dựng chủ đề môn Ngữ văn

*Các bước xây dựng chủ đề dạy học:

1. Lựa chọn chủ đề

2. Xác định mục tiêu cần đạt của chủ đề

3. Lập bảng mô tả các mức độ nhận thức theo định hướng năng lực (cả chủ đề)

4. Biên soạn hệ thống câu hỏi, bài tập theo bảng mô tả (theo từng bài, từng tiết)

5. Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề (kế hoạch dạy học, giáo án)

Bước 1: Lựa chọn chủ đề

 GV căn cứ vào chương trình SGK hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường.

Bước 2: Xác định mục tiêu cần đạt của chủ đề

  • Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ (Chuẩn chung theo chủ đề và chuẩn cụ thể từng đơn vị bài học) được xác định căn cứ theo quy định trong Chương trình GDPT môn Ngữ văn hiện hành.
  •  Định hướng những năng lực có thể hình thành và phát triển sau khi học chủ đề (chú ý đến năng lực chuyên biệt của môn Ngữ văn: đọc- hiểu và tạo lập văn bản...) 

 

Bước 3: Lập bảng mô tả các mức độ nhận thức theo định hướng năng lực (cả chủ đề)

- Các mức độ này được sắp xếp theo 4 mức: Nhận biết – Thông hiểu – Vận dụng thấp – Vận dụng cao - (Các chuẩn được mô tả ở những mức độ khác nhau, thể hiện sự phát triển)

- Xác định các loại câu hỏi, bài tập để rèn luyện, phát triển các NL.

Bước 4: Biên soạn hệ thống câu hỏi, bài tập theo bảng mô tả (theo từng bài, từng tiết)

Các câu hỏi và bài tập được biện soạn để sử dụng trong quá trình dạy học, luyện tập, kiểm tra, đánh giá chủ đề.

Bước 5: Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề (kế hoạch dạy học, giáo án)

- Xác định rõ số tiết và nội dung chính của từng tiết (đảm bảo số tiết của PPCT)

- Thể hiện rõ hình thức, cách thức tổ chức dạy học; phương pháp, kĩ thuật dạy học; nhiệm vụ của giáo viên, nhiệm vụ của học sinh...đối với từng tiết học của chủ đề

- Chú ý đến đặc điểm riêng của từng phân môn để thiết kế các hoạt động của chủ đề và hoạt động của từng tiết học

*Các hoạt động của chủ đề văn bản:

- Khái quát chung về chủ đề

-  Đọc- hiểu văn bản mẫu (Thực hiện đầy đủ các thao tác của một tiết đọc- hiểu văn bản)

-  Đọc- hiểu các văn bản còn lại theo một hoặc một số nội dung kiến thức trọng tâm.

-  Tổng kết, luyện tập, kiểm tra, đánh giá chủ đề

$2Các hoạt động của chủ đề Tiếng Việt, Tập làm văn

1. Dạy lí thuyết: những kiến thức chung về chủ đề, các kiến thức cụ thể trong các bài ở chương trình SGK.

2. Dạy thực hành: Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập để khắc sâu và vận dụng các các thức lí thuyết đã học.

4. Tổng kết, kiểm tra, đánh giá chủ ứng

$3. Nội dung chủ đề:

1. Tên chủ đề

2.Cơ sở hình thành chủ đề (được xây dựng từ những phần kiến thức nào của SGK hoặc tài liệu tham khảo).

3. Thời gian dự kiến: Số tiết, tên của từng tiết theo PPCT hiện hành; số tiết, tên của từng tiết thực hiện theo chủ đề; chú ý không được cắt xén chương trình và phải đảm bảo số tiết/ tuần cũng như tổng số tiết của môn học không đổi.

4.Mục tiêu chung của chủ đề ( Kiến thức, kỹ năng, thái độ, định hướng phát triển năng lực).

5. Bảng mô tả mức độ nhận thức của chủ đề và hệ thống câu hỏi bài tập.

6. Chuẩn bị: GV- HS

7.Kế hoạch dạy học(giáo án) chủ đề

 

T©n Phong Ngµy 15/10/2016

 

 

Tæ khoa hoc x· héi tr­êng THCS T©n Phong Vò Th­

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phª duyÖt cña h«Þ ®ång thi ®ua huyÖn vò Th­

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                            

 

                                  TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1-Tuyển tập đề thi Olympic Ngữ văn của nhà xuất bản ĐHSP.

2-Bình giảng Văn 9 của Vũ Dương Quý- Nhà xuất bản Giáo dục.

3-Những bài làm văn nghị luận xã hội của Thạc sĩ Phan Quốc Trung- nhà xuất bản ĐH Quốc gia Hà Nội.

4-Rèn kĩ năng làm văn Nghị luận của Đoàn Thị Kim Dung- nhà xuất bản ĐH Quốc gia Hà Nội.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tác giả: Phạm Kế Nhất

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Video Clip
Văn bản mới
Tài liệu mới